How much have you changed challenge

Nếu có khoảng thời gian nào mà mình không muốn quay lại nhất thì đó là 12 năm đi học phổ thông.

Từ lúc bé, sổ liên lạc của mình hầu như năm nào cũng được thầy cô phê là học chậm, viết chậm, ăn chậm,… . Nhìn chung, trong khi các bạn học bài làm bài rất nhanh, thì mình lúc nào cũng như con vịt lẹt đẹt đằng sau.

Cái thời đó thì làm gì có khái niệm bệnh tâm lý. Nhưng chính vì việc chưa bao giờ được khen ngợi, được công nhận, dẫn tới việc mắc phải chứng tự ti. Mình sợ đi học, sợ nhìn thấy bản thân trong gương, sợ phải chụp ảnh lớp, thậm chí mình sợ phải làm những bài vẽ, bài viết có chủ đề liên quan tới ước mơ hay nghề nghiệp tương lai, vì mình không biết bản thân giỏi về cái gì, muốn làm gì, trở thành người như thế nào ở sau này.

Có một lần đi du lịch Đà Lạt, khi được yêu cầu chụp ảnh gia đình tự dưng mình khóc lóc um sùm giữa khu du lịch, chỉ vì cảm thấy không tự tin khi đứng trước máy chụp hình. Tới giờ câu chuyện này thi thoảng vẫn được anh chị mình kể lại như một kỉ niệm mắc cười của mình lúc nhỏ thôi, nhưng vấn đề đó từng mắc trong tâm trí mình nhiều năm.

Đi kèm với sự tự ti vì mặc cảm yếu kém, mình còn sợ bị bỏ rơi. Chính thế mình luôn cố gắng chen chân vào một nhóm bạn nào đó, cố gắng hóng hớt để không bỏ lỡ một cuộc vui nào của lớp, sẵn sàng tham gia vào các cuộc cãi nhau hay nói xấu người khác chỉ vì không muốn trở thành người ngoài rìa. Nhưng dần dần nhận thấy bản thân mình không hề hạnh phúc với cuộc sống bao đồng đó.

Dù khoảng thời gian đi du học với rất nhiều khó khăn, mình luôn xem việc sống ở London đóng một vai trò lớn trong việc định hình lại tính cách và quá trình phát triển bản thân. Mình không còn quan tâm tới việc người khác nhìn hay nghĩ về mình như thế nào nữa. Vì sống ở London, dù hôm đó mình có lao ra đường với khuôn mặt không kịp đánh son vì sắp trễ giờ làm, hay khoác vội một chiếc áo to xụ chen chúc trong tàu điện ngầm, thì cũng chả ai quan tâm tới mình là ai, trình độ học vấn của mình như thế nào, tài khoản ngân hàng của mình có bao nhiêu tiền, tiền của mình xài là mình tự kiếm hay gia đình chu cấp,… .

Chính nhờ sự không quan tâm đó của xã hội nơi mình sống, đã giúp mình thấy tự tin hơn rất nhiều, mình được thoải mái nằm ra giữa công viên chỉ để ngắm mây phơi nắng, được đứng giữa dòng người tấp nập lên xuống của Oxford Circus Station chỉ để xem hết một cuộn quảng cáo digital rất hay của Spotify, hay ngẩn ngơ trước biển quảng cáo đắt tiền ở giữa vòng xoay Piccadilly,… . Như mình đã kể với mọi người gần đây, việc đi ra khỏi vòng tay của gia đình, trước nhất đã giúp cho việc học về bản thân của mình hiệu quả hơn, sau đó mới tới tiếp thu tri thức.

Đăng lại một trong số hiếm hoi những tấm ảnh mà mình đã chụp thời phổ thông, thì 9 năm trôi qua, không chỉ khác đi vì trắng hơn do đã biết dưỡng da và bôi kem chống nắng thường xuyên. Mà điều khác nhất là đã biết tự yêu thương và quan tâm tới sức khỏe tinh thần, phần nhiều tới từ việc không bao đồng chuyện người dưng nữa vì giờ đã biết dùng Social Media cho công việc chứ không phải để hóng hớt hay sân si với xã hội.

Mẹ mình thường không thích mình lên trên mạng nói về bản thân đâu. Vì vốn có câu đẹp khoe xấu che. Nhưng mình tin rằng, đôi khi câu chuyện và trải nghiệm của bản thân, nếu được truyền tải hợp lý thì sẽ tác động tích cực tới xã hội. Mình thì không mong cầu tác động được ai xa lạ ở ngoài kia, chỉ mong mấy đứa em, đứa cháu ở nhà của mình, còn đương cái tuổi ẩm ương mới lớn biết rằng bà chị, bà dì mà chúng nó thấy lúc nào cũng được tự do bay nhảy khắp mọi chốn, vốn từng là một đứa trẻ con có rất nhiều mặc cảm và tự ti.

Trên hành trình trở thành người lớn, sẽ luôn có gập ghềnh và trắc trở, sẽ phải cầm theo và bỏ lại rất nhiều thứ, nhưng có hai thứ Mai mong bạn đừng bao giờ từ bỏ, đó là: bản thân và gia đình của bạn.

Cuối bài viết, mình lại tặng bạn đọc của mình một bài nhạc. Hy vọng bạn thương mến luôn yêu thương chính bản thân, dù là trong khoảnh khắc thành công hay vấp ngã.

Pillars – Mỹ Anh

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Create a website or blog at WordPress.com

%d bloggers like this: