Cuộc sống của du học sinh Anh (P.1)

Có rất nhiều điều sẽ xảy ra trong thời gian bạn sinh sống và học tập ở nước Anh. Mục đích của bài viết này là để chia sẻ trải nghiệm của bản thân mình từ những ngày đầu ở đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho những bạn sinh viên sắp và sẽ tới Anh để bắt đầu hình trình học tập và khám phá đất nước này.

  1. Vé máy bay: Tháng 9 thường là mùa cao điểm của các hãng hàng không, vì sẽ có rất nhiều sinh viên quốc tế tới Anh để bắt đầu kỳ nhập học mùa thu. Các bạn có thể tìm kiếm vé máy bay từ Việt Nam đi Vương Quốc Anh trên Internet, hoặc liên hệ các phòng vé máy bay để có thể chọn chuyến bay phù hợp với lịch trình và khả năng chi trả của bản thân. Cá nhân mình hay chọn mua vé bay thẳng Sài Gòn – London của Vietnam Airline thông qua phòng vé máy bay để được 45kg hành lý ký gửi cho sinh viên. Vì mình rất hay đi lạc nên để tránh việc chật vật tìm đường trong quá trình transit thì chuyến bay thẳng là sự lựa chọn hợp lý nhất cho cá nhân mình, với 12 tiếng trên máy bay thì mình chỉ việc coi phim, nghe nhạc, ăn và ngủ. Tip: các sinh viên sau khi có kết quả đậu Visa Anh nên cố gắng đặt mua vé máy bay sớm nhất có thể để được giá rẻ, vì trong mùa cao điểm vé máy bay thường hết khá sớm hoặc giá khá cao.
  2. Thủ tục nhập cảnh tại sân bay Heathrow: Máy bay của Vietnam Airline luôn hạ cánh ở Terminal 4 của sân bay Heathrow London, nên sau khi ra khỏi máy bay, bạn chỉ việc đi theo bảng hướng dẫn tại sân bay tới cổng hải quan để làm thủ tục nhâp cảnh vào nước Anh. Tuỳ theo ngày và mùa cao điểm của du lịch và du học thì thời gian đợi ở công hải quan sẽ nhanh chậm khác nhau. Theo kinh nghiệm của mình thì sẽ mất trung bình khoảng 1.5 tới 2 tiếng để hoàn tất thủ tục nhập cảnh và lấy hành lý. Trên đường tới cổng hải quan sẽ có một chỗ để Landing Card, bạn điền thông tin vào tờ giấy đó và đưa lại cho nhân viên hải quan. Các mục thông tin cá nhân bạn nên điền chính xác như trên passport và Visa UK mà bạn được cấp. Ở mục Contact address in the UK (địa chỉ liên lạc tại Vương quốc Anh), bạn nên điền địa chỉ nhà và post code mà bạn đã thuê để ở tại Anh; đối với những bạn chưa thuê được nhà thì có thể dùng địa chỉ campus trường Đại học. Với mục Length of stay in the UK (Thời gian ở tại UK) thì bạn có thể điền thời gian khoá học của bạn, như lần đầu tiên mình tới UK đã điền là 22 tháng dựa theo khoá học của mình. Còn 2 mục còn lại là Port of last departure (Cảng khởi hành cuối cùng trước khi hạ cánh tại Anh) và Arrival flight (số hiệu chuyến bay) thì điền thông tin in trên vé máy bay của bạn, sau đó ký tên. Lưu ý, khi điền thông tin vào Landing Card, bạn bắt buộc dùng tiếng Anh và các ký tự điều phải được viết in hoa. Sau khi xếp hàng tới lượt làm thủ tục nhâp cảnh, nhân viên hải quan sẽ hỏi bạn một số thông tin như: Trường bạn học tên gì? Ngành bạn sẽ theo học? Tại sao bạn là chọn học tại trường này, ngành này?, … Các câu hỏi của nhân viên hải quan cũng tương tự với các câu hỏi bạn đã trả lời khi phỏng vấn Visa. Tip: bạn nên chuẩn bị trước để có thể trả lời lưu loát và tự tin.           landing_card
  3. Di chuyển từ sân bay Heathrow về chỗ ở: Có 3 sự lựa chọn chính để di chuyển từ sân bay Heathrow về chỗ bạn ở, bao gồm: tàu điện (underground và train), taxi và coach. Lần đầu tiên tới Anh, do không có ai đón nên mình chọn mua vé coach chạy thẳng từ sân bay về tới gần trường Đại Học của mình (giá vé là £21), sau đó đi taxi hết £5 về tới trước cửa nhà. Vé xe coach bạn có thể nhờ người quen mua trước tại Anh thông qua website National Express hoặc tới booth bán vé tại cổng Terminal 4 (đi ra khỏi cổng rẽ tay phải, hoặc bạn có thể hỏi nhân viên ở sân bay để tránh bị đi lạc). Khi đi coach, kích cỡ và khối lượng hành lý cũng được giới hạn, nếu bạn có quá nhiều hành lý thì nên mua thêm. Thường thì các chuyến coach từ Heathrow khá vắng khách nên các bác tài cũng không quá khó khăn trong việc kiểm tra hành lý. Để tránh bị đi nhầm chuyến, và xuống nhầm bến, bạn nên xác nhận với tài xế trước khi lên xe, và nhờ họ thông báo với bạn khi tới trạm xuống, trong tình huống này thì bạn nên chọn ghế ngồi gần tài xế. Lần thứ 2 mình quay lại Anh thì đã biết đường hơn và đã chuyển tới London ở, nên mình chọn di chuyển về nhà bằng underground, nhưng mình cũng lưu ý là nếu bạn có từ 3 vali (2 cái to, và 1 cái nhỏ) như mình thì đi underground khá mệt vì phải di chuyển từ các line tàu khác nhau, và thời gian dừng rất ngắn nên để mang hành lý ra khỏi tàu cũng là 1 vấn đề không hề đơn giản. Hoặc bạn có thể đi express train từ Heathrow tới Paddington station, thông tin chi tiết xem tại website Heathrow Express. Taxi tại sân bay khá đắt nên nếu nhà bạn ở xa và muốn tiết kiệm tiền bạc và thời gian thì có thể hỏi thăm người quen hoặc bạn bè đang sinh sống ở Anh để nhờ đặt local taxi, hoặc tự đón xe Uber.
  4. Mua sim điện thoại: Sau khi lấy hành lý ra, bạn sẽ nhìn thấy booth Information ngay cổng ra của Terminal 4, bạn có thể mua sim tại đây và nhờ nhân viên ở quầy activate sim giúp. Lần đầu tới Anh, mình mua sim Lebara vì được nhân viên bán hàng giới thiệu là có gói cước £20/ tháng miễn phí 500′ gọi nội mạng và 500′ gọi quốc tế. Dùng được khoảng 3 tháng thấy khá đắt và chất lượng 4G không tốt nên mình chuyển sang dùng Three với gói rẻ và được nhiều dung lượng 4G hơn. Một số bạn bè mình dùng Giffgaff, feedback khá tốt, phù hợp với túi tiền của sinh viên.

Bài viết này chỉ điểm qua 4 điều đầu tiên mà ai cũng sẽ trải qua khi tới nước Anh, ở những blog sau mình sẽ chia sẻ thêm về nhiều vấn đề khác trong cuộc sống của một du học sinh Anh. Hy vọng sẽ gặp lại bạn ở những bài sau!

Mai

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Create a website or blog at WordPress.com

%d bloggers like this: